Người chuyển giới ở Việt Nam Người_chuyển_giới

Các ví dụ và quan điểm trong chỉ biết ở Việt Nam này có thể không thể hiện tầm nhìn toàn cầu về chủ đề. Bạn cũng có thể cải thiện bài này, thảo luận về vấn đề trên trang thảo luận, hoặc là tạo bài viết mới nếu thích hợp.
Bài hay đoạn này cần người am hiểu về chủ đề các đoạn của các cá nhân cho vào bài riêng, viết quá dài, lê thê, kể lể từng cá nhân một như thể phải chứng minh cho cá nhân đó để trợ giúp biên tập và mở rộng bài viết.
Bạn có thể giúp chỉnh sửa bài hoặc nhờ một ai đó. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.

Pháp luật Việt Nam hiện chưa cho phép Người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Việt Nam hiện mới chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính "trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ về giới tính"(Điều 36 Bộ luật dân sự năm 2005), sau khi phẫu thuật sẽ được xác định lại giới tính trong hộ tịch, đồng thời được hoàn thiện những thủ tục nhằm công nhận giới tính và thay đổi những giấy tờ tùy thân cần thiết. Trong khi đó, theo nghị định số 88/2008/NĐ-CP ngày 5/8/2008 thì việc "thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính" là hành vi bị cấm. Như vậy, pháp luật Việt Nam hiện chỉ cho phép thực hiện phẫu thuật xác định lại giới tính đối với người liên giới tính mà không cho phép Người chuyển giới được phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Nếu một người sinh ra đã hoàn thiện về giới tính thì việc chuyển đổi giới tính tại Việt Nam không thể thực hiện được. Quy định trên cũng đồng nghĩa nếu người chuyển giới ra nước ngoài để phẫu thuật chuyển đổi giới tính thì khi về nước, việc xác định lại giới tính cho người đó cũng như điều chỉnh hộ tịch, các giấy tờ tuỳ thân như: giấy khai sinh, chứng minh nhân dân, hộ chiếu, hộ khẩu, các giấy tờ tài sản khác liên quan cho người đó cũng không thể thực hiện được[20].

Nhiều người chuyển giới Việt Nam vì mong muốn được sống đúng với giới tính của mình nên đã ra nước ngoài (thường là Thái Lan, Hồng Kông...) để phẫu thuật. Ngoài phải chịu đau đớn trong quá trình phẫu thuật thì Người chuyển giới còn phải chịu đựng rất nhiều vấn đề sau phẫu thuật như: giảm tuổi thọ, thường xuyên tiêm hormone, không có khả năng sinh sản…, tuy nhiên nhiều người chuyển giới vẫn thấy hạnh phúc vì được "sống thật với chính mình". Sau khi chuyển giới, Người chuyển giới không được phép làm lại giấy tờ hộ tịch nên xảy ra thực trạng những người đã được phẫu thuật chuyển giới có hình dạng bên ngoài và cơ quan sinh dục là nữ nhưng trên chứng minh nhân dân, hộ chiếu và giấy khai sinh, hộ khẩu của họ vẫn ghi là "nam" và ngược lại. Hệ quả giới tính và hình thể thay đổi khác với giới tính trên giấy tờ tùy thân đã gây cho người chuyển giới rất nhiều khó khăn trong giao dịch như đi lại, đứng tên sở hữu tài sản, xin việc làm..., ngoài ra điều này cũng khiến họ gặp phải sự kỳ thị, phân biệt đối xử bởi nhiều người xung quanh xã hội. Người chuyển giới cũng không thể thực hiện được các nhu cầu chính đáng như kết hôn hay nhận con nuôi vì bản thân hình thể và giấy tờ hộ tịch khác nhau. Ngoài ra, do không được công nhận giới tính sau chuyển đổi nên người chuyển giới cũng không được bảo vệ khi bị xâm phạm thân thể. Thực tế tại Việt Nam, năm 2010 đã xảy ra trường hợp một người phẫu thuật chuyển đổi giới tính từ nam thành nữ (ở Quảng Bình) đã bị một người nam giới khác thực hiện hành vi giao cấu trái phép nhưng trên giấy tờ tuỳ thân của người chuyển giới vẫn ghi giới tính là "nam" nên gây nên những khó khăn trong việc xử lý hình sự, mặc dù những kẻ gây ra đã khai nhận hành vi phạm tội[21]. Nhìn chung, ở Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại, các văn bản luật liên quan như Bộ luật Dân sự 2005 và Nghị định số 88/2008/NĐ-CP đã cho thấy nhiều bất cập trong việc áp dụng đối với người chuyển giới, chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của bản dạng giới trong xã hội hiện nay.[22].

Tại hội thảo "Khát vọng được là chính mình" do Viện nghiên cứu Xã hội Kinh tế và Môi trường tổ chức, Ông Trần Thất - Vụ trưởng Vụ Hành chính (Bộ Tư pháp) cho rằng việc thay đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và Gia đình và các vấn đề liên quan đến xác định lại giới tính là cần thiết. Ông Trần Thất đã phát biểu: "Tôi rất đồng cảm với hoàn cảnh của người chuyển giới. Dưới góc độ pháp lý, tôi cho rằng hiện nay vấn đề này được đưa ra bàn tại các diễn đàn và sẽ được sửa đổi trong thời gian sắp tới. Theo Điều 36 Bộ luật Dân sự, một người được xác định lại giới tính khi giới tính của người đó bị khuyết tật, dị tật bẩm sinh hoặc chưa xác định được giới tính, cần có sự kiểm tra của y tế. Trong điều luật này chưa nói đến việc xác định lại giới tính cho người chuyển giới. Theo tôi không phải các nhà làm luật bảo thủ mà do họ chưa nhận thức được việc chuyển đổi giới tính. Với họ, cái khiếm khuyết, giới tính được biểu hiện qua bên ngoài chứ không phải cái giới tính trong đầu"[23].

Tại Báo cáo về những vấn đề lớn xin ý kiến Uỷ ban Thường vụ Quốc hội để chỉnh lý dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Bộ trưởng Bộ tư pháp Hà Hùng Cường cho biết: "Cần bổ sung quyền được chuyển giới của cá nhân vào trong Bộ luật dân sự vì trong thời gian qua ở Việt Nam đã xuất hiện nhu cầu này. Ngày càng có nhiều người đã thực hiện việc chuyển giới ở nước ngoài về nước, làm phát sinh nhiều vấn đề pháp lý, xã hội liên quan đến việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự của những người này". Ông Cường nhận định: "Việc nghiên cứu, xem xét giải quyết vấn đề thực tiễn này là cần thiết. Tuy nhiên, do đây là vấn đề lớn, phức tạp nên cần phải có thời gian để nghiên cứu một cách thấu đáo. Chính phủ sẽ chỉ đạo Bộ Tư pháp phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan nghiên cứu, báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định tại Kỳ họp thứ 9 vào tháng 5/2015". Ông Cường cũng cho biết trước mắt, tại Điều 41 Dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi về Quyền xác định lại giới tính, thay vì quy định cụ thể các trường hợp được xác định lại giới tính thì Bộ luật chỉ ghi nhận một nguyên tắc chung. Theo đó, cá nhân là người thành niên có quyền được xác định lại giới tính trong trường hợp luật quy định. Từ đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho pháp luật chuyên ngành sẽ quy định cụ thể về những vấn đề liên quan.[24][24][24][25].

Ở Việt Nam, một số người chuyển giới đã phẫu thuật chuyển đổi giới tính được nhiều người biết đến[26] như: Cindy Thái Tài[27], Hương Giang Idol, ca sĩ Lâm Chí Khanh, Cát Tuyền, Di Yến Quỳnh, cô giáo Phạm Lê Quỳnh Trâm[28]...Tuy nhiên, những người chuyển giới này vẫn chưa được pháp luật công nhận giới tính sau chuyển giới.

Cindy Thái Tài là một ca sĩ, chuyên gia trang điểm, được biết tới là nghệ sĩ Việt Nam đầu tiên công khai là người chuyển giới. Cindy Thái Tài cho biết từ khi sinh ra đã tự coi mình là nữ, từ trang điểm, ăn vận, cử chỉ đều thướt tha yểu điệu, và cô đã bỏ ra hơn 30.000 USD sang Thái Lan phẫu thuật chuyển giới để được sống với thân phận phụ nữ. Cindy Thái Tài đã tổ chức đám cưới nhưng không thể đăng ký kết hôn do chưa được công nhận là nữ giới. Thái Tài nói trên truyền thông rằng cô muốn làm một người vợ đúng nghĩa, "không muốn kết hôn với người đàn ông mà trên giấy tờ là hai người đàn ông. Điều đó không đúng với con người tôi và bất công với người đàn ông yêu thương tôi"[29].

Hương Giang là một ca sĩ chuyển giới được dư luận biết đến sau cuộc thi Thần tượng Âm nhạc Việt Nam 2012 (lọt top 4), sau này là quán quân cuộc thi Cuộc đua kỳ thú 2014. Hương Giang cho biết đã giấu gia đình, bạn bè sang Thái Lan phẫu thuật chuyển giới và người thân chỉ biết cho tới khi cô tham dự cuộc thi Vietnam Idol với diện mạo một cô gái. Hương giang từng phát biểu trên truyền thông: "Từ bé, Giang đã luôn tự nghĩ mình là một cô gái. Trong công việc hay khi chọn quần áo, Giang đều thích những thứ nữ tính. Lúc ở nhà, mình có hai chị em họ hay chơi cùng, Giang thấy mình giống họ. Còn khi đến lớp, Giang thấy mình khác với các bạn nam khác và giống các bạn nữ. Dần dần suy nghĩ đó lớn lên, Giang ý thức được là mình cần phải xinh đẹp, phải thay đổi để có một ngoại hình đúng như tâm hồn"[30][30].

Phạm Lê Quỳnh Trâm là một cô giáo chuyển giới ở Bình Phước. Tên gọi khai sinh của Quỳnh Trânm là Phạm Văn Hiệp, cô đã sang Thái Lan thực hiện phẫu thuật chuyển đổi giới tính. Về nước, Quỳnh Trâm mất một năm đi khắp nơi làm các thủ tục xin xác định lại giới tính, từ xét nghiệm y khoa, dịch thuật hồ sơ giấy tờ phẫu thuật chuyển đổi giới tính ở Thái Lan, xin giấy xác nhận của cơ quan tư pháp, công an, UBND tỉnh, thị trấn… Đến đầu năm 2009, Quỳnh Trâm đã được chính quyền địa phương - UBND huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước cấp giấy quyết định "Thay đổi cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính". Giấy tờ ghi rõ: "Cho phép Phạm Văn Hiệp được xác định lại giới tính từ nam sang nữ", và công nhận tên mới của cô là Phạm Lê Quỳnh Trâm. Khi đó, Quỳnh Trâm được coi là trường hợp người chuyển giới đầu tiên ở Việt Nam được chính quyền công nhận. Tuy nhiên, sau 4 năm được công nhận, đến ngày 21/1/2013, UBND tỉnh Bình Phước đã đề nghị Sở Tư pháp thu hồi và hủy bỏ hai quyết định của UBND huyện Chơn Thành về việc xác định lại giới tính, thay đổi hộ tịch đã cấp cho Quỳnh Trâm. Đại diện Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước cho rằng, Phạm Văn Hiệp (tức Quỳnh Trâm) là người đã hoàn chỉnh giới tính nam trước khi phẫu thuật chuyển nữ, căn cứ theo Nghị định 88/2008/NĐ-CP của Chính phủ thì "anh Hiệp không nằm trong đối tượng được áp dụng xác định lại giới tính". Quỳnh Trâm đã phát biểu trên báo chí "Tôi rất sốc và thất vọng".[31][32][33].

Ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) phát biểu: "Nhiều người chuyển giới đã phẫu thuật nhưng chưa được thừa nhận. Điều này không những gây khó khăn cho họ trong việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe, công ăn việc làm mà còn gây khó cho công tác quản lý của nhà nước. Vì thế Viện iSEE kiến nghị, hiện pháp luật Việt Nam đã cho phép người liên giới tính phẫu thuật và xác định lại giới tính thì cũng nên cho phép người chuyển giới phẫu thuật và thay đổi giới tính. Về lâu dài, dự thảo Luật hộ tịch và Luật dân sự sửa đổi cần bảo vệ quyền thay đổi giới tính của người chuyển giới. Nhưng trước mắt cần có một giải pháp tình thế như sửa đổi bổ sung nghị định 88/2008/NĐ-CP về xác định lại giới tính để cho phép người chuyển giới đã phẫu thuật thay đổi giới tính của mình trên giấy tờ tùy thân, đảm bảo công bằng cho họ"[34].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Người_chuyển_giới http://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/nhung-tiet-l... http://www.glbtq.com/social-sciences/transgender_a... http://www.icd10data.com/ICD10CM/Codes/F01-F99/F60... http://dictionary.oed.com/cgi/entry/00319380 http://ecommons.txstate.edu/arp/360 http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb16536188f http://data.bnf.fr/ark:/12148/cb16536188f http://id.loc.gov/authorities/subjects/sh200700370... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK64800/ http://d-nb.info/gnd/7619945-9